Quản lý người mắc bệnh tâm thần ở Hà Tĩnh: Cần sự chung tay của toàn xã hội
Đau lòng án mạng do người tâm thần gây ra
Mới đây nhất, ngày 12/5, cơ quan chức năng đã tiến hành bắt đối
tượng N.N.N (SN 1968, ở thôn Lâm Bình, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn), được xác
định là hung thủ dùng dao sát hại anh N.Đ.S. (SN 1985, trú xã Thanh Long, huyện
Thanh Chương, Nghệ An) khi đang ở nhà mẹ ruột tại thôn Lâm Trung, xã Sơn Lâm.
Bước đầu xác định, đối tượng N. bị mắc bệnh tâm thần, không biết
chữ.
Hiện trường vụ án mạng ở thôn Lâm Trung, xã Sơn Lâm (Hương
Sơn). Ảnh: Hữu Trung. |
Trước đó, ngày 04/2/2022, tại địa bàn xã Hương Giang (Hương Khê)
xảy ra vụ trọng án, thủ phạm là L.T.H. Do trầm cảm sau sinh, H. bóp cổ con, sau
đó dùng dao cứa vào cổ con trai mới 2 tháng tuổi. Trước đó, H. cũng đã nhiều
lần bóp cổ con và định vứt con xuống giếng nhưng bị người nhà phát hiện và ngăn
cản.
Đối tượng H.T.Q (SN 1993, trú tại xã Sơn Ninh, Hương Sơn) khai nhận hành vi phạm tội trước cơ quan điều tra. Ảnh: Huyền Hùng |
Theo thống kê sơ bộ của Công an Hà Tĩnh, từ cuối năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ án giết người với tính chất dã man, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do người mắc bệnh tâm thần gây ra.
Cộng đồng chung tay giúp đỡ người bị tâm thần
Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có khoảng hơn 2.700 người tâm thần phân liệt và động kinh được điều trị ngoại trú tại cộng đồng; hơn 100 bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú.
Ngoài ra, còn số lượng rất lớn đối tượng tâm thần mãn tính không thuộc diện điều trị ngoại trú (rối loạn tâm thần do sử dụng rượu, ma túy; trầm cảm; rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não…).
Đoàn công tác Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh giám sát, kiểm tra hồ sơ
bệnh án ngoại trú tại Trạm Y tế xã Phúc Trạch và xã Lộc Yên (Hương Khê). |
Ông Trần Văn Hợi - quyền Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sơn Long
(Hương Sơn) cho biết: "Hiện nay, trạm đang quản lý 18 người bị động kinh
và tâm thần trên địa bàn. Tuy nhiên, việc quản lý dựa trên cơ sở theo dõi tình
hình sức khỏe bệnh nhân khi đến trạm và trạm tiến hành cấp phát thuốc, hướng
dẫn người nhà cho bệnh nhân uống thuốc đầy đủ. Việc giám sát người bệnh phụ
thuộc lớn vào người thân, hàng xóm và các đoàn thể nơi bệnh nhân cư trú.
Ngoài ra, việc để người bệnh chấp thuận điều trị, uống thuốc
đúng thời gian, liều lượng lại là một vấn đề khó; hơn nữa, khi gia đình, người
thân thiếu sát sao, chu đáo với người bệnh thì việc chữa trị hết sức khó khăn.
Bệnh nhân không được điều trị đúng phác đồ thì bệnh sẽ trở nặng, gây ra những
hành vi đáng tiếc".